SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG CỦA TRẺ ĐI XUỐNG DO ĐÂU?

Thứ Ba, 13-08-2024

Các bậc phụ huynh có biết sức khỏe răng miệng của trẻ cũng quan trọng như sức khỏe toàn thân. Nếu không theo dõi, chăm sóc đúng cách và có kế hoạch, lộ trình phù hợp có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này của con trẻ. Đặc biệt nếu trẻ có các thói quen xấu sau đây, bậc phụ huynh nên nhắc nhở và có biện pháp loại bỏ càng sớm càng tốt để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý về răng khi trẻ trưởng thành.

1. Mút tay, bú bình kéo dài hoặc ngậm ti giả thường xuyên

Từ 2 tuổi trở lên trẻ nên bỏ thói quen mút tay và cai được ti giả, bú bình. Vì nếu không sau này có thể làm cấu trúc hàm, xương và răng bị lệch lạc. Trẻ có thể bị hô, răng mọc không đều. Ngoài ra răng cửa hàm trên có thể bị thưa và nghiêng về phía môi.

2. Cắn môi, mút môi

Thói quen này thường gặp ở trẻ hay căng thẳng, tuy nhiên cắn môi trên, môi dưới hay mút môi. Đây đều là những thói quen có hại trong quá trình phát triển răng ở trẻ. Nếu không can thiệp kịp thời, về lâu dài thói quen này có thể gây cắn hở, răng cửa hàm trên nghiêng về phía môi và có thể bị hô…

3. Cắn móng tay, vật lạ

Việc cắn móng tay, vật lạ không những mất vệ sinh, tiếp tay đưa vi khuẩn vào cơ thể trẻ mà còn có thể gây mòn răng, chấn thương răng.

4. Cắn chặt răng, nghiến răng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng của trẻ

Cắn chặt răng là thói quen thường gặp khi trẻ lo âu, còn nghiến răng thường gặp khi trẻ ngủ. Cả 2 thói quen này đều có thể làm trẻ mòn răng, dễ đau mỏi hàm, đau cơ hàm,…

Tìm hiểu các gói khám sức khỏe tại Vigor Health.

5. Đẩy lưỡi

Đẩy lưỡi thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng cũng có một số trẻ giữ thói quen này khi lớn. Việc đẩy lưỡi không những làm trẻ khó phát âm, dễ nói ngọng mà còn gây ra tình trạng răng hô, răng thưa, cắn hở…

6. Thở miệng

Trẻ thở miệng có thể cấu trúc môi trên ngắn nên miệng vẫn hở khi thở mũi hoặc do trẻ gặp vấn đề về đường thở. Nếu gặp vấn đề về đường thở, bậc phụ huynh nên cho trẻ đi khám tai mũi họng để được chẩn đoán chính xác và có phương án điều trị phù hợp, loại bỏ thói quen thở miệng.

Thói quen thở miệng có thể làm trẻ dễ bị khô miệng, răng dễ bị vi khuẩn tấn công. Dẫn đến bị sâu, viêm nướu, ảnh hưởng đến cấu trúc khớp cắn, xương hàm…

7. Chống cằm cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ

Nhiều bậc phụ huynh thường bỏ qua thói quen này nhưng nếu không nhắc nhở và có biện pháp loại bỏ sớm, chống cằm có thể làm thay đổi hướng phát triển xương của hàm dưới, làm khuôn mặt trẻ trở nên mất cân xứng.

8. Ngậm khi ăn

Thói quen này thường gặp ở trẻ mới mọc răng hoặc ở cả trẻ lớn biếng ăn. Ngoài khiến cơ thể không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, việc ngậm lâu khi ăn có thể làm thức ăn trong miệng chuyển hóa thành đường, từ đó bám vào răng và gây sâu răng.

9. Thường xuyên ăn vặt hoặc đồ ngọt

Trẻ nhỏ thường thích các món ăn vặt hoặc đồ ngọt… và điều này không những làm trẻ ngang bụng, dễ bỏ bữa, tăng cân hay béo phì mà còn dễ bị sâu răng nếu chăm sóc răng miệng không đúng cách.

10. Chải răng không đúng cách gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

Đa số trẻ chỉ chải răng 1 lần/ngày vào mỗi buổi sáng mà ít duy trì 2 lần/ngày. Thương là vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ hoặc chải ngay sau bữa ăn. Bên cạnh đó nhiều trẻ vẫn chưa biết chải răng đúng cách mà chỉ chải qua loa. Việc này không những tạo cơ hội cho mảng bám, thức ăn thừa còn tích tụ trên răng mà còn làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu và viêm nha chu ở trẻ.

Chăm sóc răng miệng cho trẻ rất quan trọng. Vì vậy ngoài việc đưa trẻ đi thăm khám răng định kỳ 6 tháng/lần, các bậc phụ huynh hãy kết hợp theo dõi, quan tâm đến sức khỏe răng miệng của con. Xây dựng các thói quen tốt và nhắc nhở, loại trừ các thói quen xấu để trẻ luôn có một hàm răng trắng khỏe, đem lại nụ cười xinh nhé.

————————
?Tel: +84 (028) 3911 5315 – (028) 3931 2889
☎️Hotline: 1900 1856
?100-102-102A-104-106-108 Trương Định, P.9, Q.3, TP.HCM

Tin liên quan


[Tin tức Vigor] NGÀY HỘI HIẾN MÁU THÁNG 9

Thứ Tư, 11-09-2024


CHƯƠNG TRÌNH THIỆN NGUYỆN TRUNG THU BẢN EM 2024

Thứ Hai, 09-09-2024


VIÊM AMIDAN Ở TRẺ – CHA MẸ CẦN BIẾT GÌ VỀ BỆNH

Thứ Sáu, 06-09-2024


U MỠ LÀ GÌ VÀ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Thứ Ba, 27-08-2024