GLOCOM LÀ GÌ? CÁCH NHẬN BIẾT BỆNH GLOCOM

Thứ Tư, 07-08-2024

Bệnh Glocom hay còn có tên gọi là tăng nhãn áp, cườm nước, thiên đầu thống. Đây là nguyên nhân thứ 3 gây mù sau đục thủy tinh thể và các bệnh đáy mắt. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng lên thần kinh thị giác và không có nhiều triệu chứng biểu hiện rõ ràng. Vì vậy khám mắt định kỳ là cách duy nhất để phát hiện bạn có mắc bệnh Glocom hay không. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, Glocom có thể gây mù lòa vĩnh viễn.

 

1. HIỂU VỀ GLOCOM?

Đôi mắt của chúng ta luôn tạo ra chất dịch để tái tạo và nuôi dưỡng các mô trong mắt. Các chất dịch này sẽ thoát ra ngoài thông qua kênh dẫn lưu. Nhưng khi kênh dẫn lưu không hoạt động, chất dịch sẽ chảy ngược lại làm tăng áp lực bên trong mắt. Đây được gọi là Glocom.
Khi áp lực trong mắt tăng lên, các thần kinh thị giác đồng thời cũng bị ảnh hưởng theo. Vì nắm giữ nhiệm vụ đưa tín hiệu từ mắt lên não, biến tín hiệu thành hình ảnh có thể nhìn thấy nên khi thần kinh thị giác bị tổn thương bạn sẽ gặp các vấn đề về thị lực.

2. PHÂN LOẠI GLOCOM

Glocom có 4 loại nhưng 2 loại thường gặp nhất là Glocom góc mở và Glocom góc đóng.

Glocom góc mở:

Glocom góc mở phát triển từ từ và ở giai đoạn đầu hầu như không có bất kỳ triệu chứng. Gọi là góc mở vì kênh dẫn lưu mở rộng nhưng lại bị tắc nghẽn bên trong chỗ thoát.

Glocom góc đóng:

Khác với Glocom góc mở, Glocom góc đóng là loại phát triển nhanh và xảy ra do kênh dẫn lưu hẹp, bị tắc nghẽn đột ngột. Điều này dẫn đến dịch trong mắt không thể thoát ra ngoài khiến áp lực trong mắt tăng nhanh chóng.
Biểu hiện của Glocom góc đóng gồm nhức mắt, đau đầu, buồn nôn, nghiêm trọng hơn là mất thị lực. Khi có các triệu chứng trên bạn nên đi thăm khám, cấp cứu ngay để được điều trị kịp thời.

Glocom bẩm sinh:

Glocom bẩm sinh là dạng bệnh hiếm gặp xảy ra ở trẻ em. Bệnh này xuất hiện khi kênh dẫn lưu trong mắt không phát triển đầy đủ ở giai đoạn bào thai. Biểu hiện của Glocom bẩm sinh là mắt trẻ có thể bị vẩn đục và trông to hơn bình thường. Nếu được điều trị sớm hầu hết trẻ sẽ có thị lực trở lại bình thường.

Glocom nhãn áp bình thường:

Trường hợp này gặp ở một số người mặc dù nhãn áp bình thường nhưng thần kinh thị giác có thể bị tổn thương và mắt trở nên nhạy cảm khi tăng áp lực nhẹ. Vì vậy đối tượng bị Glocom nhãn áp bình thường vẫn nên khám mắt định kỳ để phát hiện kịp thời và điều trị áp lực mắt về mức thấp hơn bình thường.

glocom

3. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH GLOCOM

Mất thị lực ngoại vi hoặc vùng rìa tầm nhìn:

Đây là triệu chứng thường gặp ở những người mắc bệnh Glocom. Biểu hiện triệu chứng này là các vật ở rìa tầm nhìn sẽ mờ dần và không thể xác định. Khi tình trạng Glocom chuyển biến nặng hơn, tầm nhìn sẽ bị thu hẹp lại và bạn chỉ có thể nhìn thấy mọi thứ ngay trước mắt.

Quầng sáng hoặc cầu vồng quanh quầng sáng:

Trong không gian đèn mờ hoặc khi trời tối, người bệnh có thể nhận thấy quầng sáng rực rỡ hoặc ánh cầu vòng bao quanh nguồn ánh sáng. Điều này là do Glocom làm áp lực trong mắt tăng lên đột ngột dẫn đến biến dạng thị lực.

Đau mắt và nhức đầu:

Ở giai đoạn đầu của bệnh Glocom, bạn có thể cảm thấy khó chịu, đau nhức trong mắt. Nếu không được thăm khám, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, áp lực trong mắt sẽ tăng lên, dẫn đến cơn đau mắt và nhức đầu dữ dội. Trong trường hợp bị đau mắt và nhức đầu quá mức, cần phải đi cấp cứu ngay lập tức.

Đỏ mắt:

Đỏ mắt là triệu chứng của nhiều bệnh lý ở mắt. Tuy nhiên khi mắc bệnh Glocom, áp lực trong mắt tăng cao dẫn đến các mạch máu trong mắt bị phù nề, làm tròng trắng đỏ dần làm đỏ mắt. Vì vậy nếu có triệu chứng đỏ mắt, bạn không nên chủ quan mà hãy đi thăm khám mắt để được chẩn đoán bệnh lý và có phương án điều trị kịp thời.

Buồn nôn và ói đột ngột:

Hậu quả của tăng áp lực trong mắt là gây ra tình trạng chóng mặt và buồn nôn. Vì vậy khi mắt đột nhiên đau nhức kèm buồn nôn và nôn ói kéo dài, có thể bạn đang mắc bệnh Glocom cấp tính.

4. VẬY ĐỐI TƯỢNG NÀO CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH GLOCOM?

Người có tiền sử gia đình:

Glocom là căn bệnh có khả năng di truyền vì vậy bạn không nên chủ quan nếu trong gia đình có người thân đã từng bị Glocom. Bên cạnh đó đừng quên thực hiện thăm khám mắt, tầm soát định kỳ. Thông báo cho bác sĩ biết khi khám mắt, khám tổng quát định kỳ để có phương án theo dõi.

Người cao tuổi:

Càng lớn tuổi cơ thể sẽ càng giảm khả năng điều chỉnh các chức năng trong cơ thể, trong đó có khả năng duy trì áp lực mắt. Từ khoảng trên 40 tuổi bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh Glocom và nguy cơ này sẽ cao hơn nếu trên 50 tuổi. Vì vậy nếu thuộc đối tượng người cao tuổi, bạn nên thăm khám mắt, tầm soát Glocom định kỳ. Nhằm để theo dõi và phát hiện, điều trị kịp thời nếu có nguy cơ mắc bệnh.

Người mắc bệnh đái tháo đường, cao huyết áp hoặc bệnh về tim mạch:

Bạn có biết bệnh đái tháo đường gây tổn thương mạch máu võng mạc, dẫn đến tổn thương thị giác. Vì vậy người mắc bệnh đái tháo đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh hơn 35% so với người thường. Bên cạnh đó người mắc bệnh cao huyết áp hay các bệnh về tim mạch cũng có nguy cơ mắc Glocom hơn người bình thường. Nếu mắc các bệnh trên bạn nên kết hợp thực hiện thăm khám mắt, tầm soát định kỳ.

Người có vấn đề thị lực kém:

Những người bị cận thị, viễn thị hoặc cả hai đều là có nguy cơ mắc Glocom. Nguyên nhân là do khi có những vấn đề này, mắt sẽ có sự bất thường về hình dạng từ đó ảnh hưởng đến khả năng thoát các chất dịch ra khỏi mắt làm tăng áp lực mắt. 

Người sử dụng kháng viêm Steroid:

Những người thường xuyên sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc bôi ngoài da chứa Steroid trong thời gian dài có thể có nguy cơ mắc Glocom. Nguyên nhân là do việc dùng Steroid kéo dài có thể gây mỏng giác mạc. Nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc nào có Steroid, hãy chắc rằng bạn sử dụng đúng theo khuyến cáo, kê toa của bác sĩ và kết hợp khám mắt, tầm soát định kỳ.
Nhìn chung Glocom là căn bệnh không có triệu chứng biểu hiện rõ ràng. Đặc biệt Glocom góc mở và Glocom nhãn áp bình thường còn xảy ra từ từ nên bệnh chỉ có thể phát hiện khi đã tiến triển nặng nề. Nếu không thăm khám và điều trị kịp thời, có thể mất thị lực.

5. KHÁM CÁC BỆNH LÝ VỀ MẮT TẠI VIGOR HEALTH

Nằm trong top 1 phòng khám đạt chuẩn chất lượng trong đợt kiểm tra năm 2023 của Sở Y Tế. Phòng khám đa khoa Vigor Health với hơn 15 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc, thăm khám sức khỏe và chữa bệnh đã tạo được uy tín, sự tin tưởng đến khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Phòng khám đa khoa Vigor Health đem lại sự khác biệt với:

  • Đội ngũ Bác sĩ giàu kinh nghiệm, từng làm việc tại nhiều bệnh viện lớn, hàm vị học vấn cao Đem lại sự uy tín và chuẩn xác.
  • Sở hữu 12 chuyên khoa và đa dạng dịch vụ khám sức khỏe, phục vụ nhu cầu của bệnh nhân.
  • Cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc y khoa hiện đại, tân tiến.
  • Quy trình khám khoa học và công tác chăm sóc, phục vụ bệnh nhân tận tình, chuyên nghiệp.
  • Hồ sơ sức khỏe điện tử giúp bạn nhanh chóng xem được kết quả về tình trạng sức khoẻ.
  • Có đầy đủ pháp lý và các chứng nhận, giấy phép từ Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh.

——————————–

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VIGOR HEALTH

Tel: +84 (028) 3911 5315 – (028) 3931 2889

Hotline: 1900 1856

Địa chỉ: 100-102-102A-104-106-108 Trương Định, P.9, Q.3, TP.HCM


Tin liên quan


[Tin tức Vigor] NGÀY HỘI HIẾN MÁU THÁNG 9

Thứ Tư, 11-09-2024


CHƯƠNG TRÌNH THIỆN NGUYỆN TRUNG THU BẢN EM 2024

Thứ Hai, 09-09-2024


VIÊM AMIDAN Ở TRẺ – CHA MẸ CẦN BIẾT GÌ VỀ BỆNH

Thứ Sáu, 06-09-2024


U MỠ LÀ GÌ VÀ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Thứ Ba, 27-08-2024