BỆNH MẤT NGỦ, LÀM SAO ĐỂ ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM?
Thứ Bảy, 17-08-2024
Bệnh mất ngủ là một bệnh về rối loạn giấc ngủ và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, công việc. Vậy làm sao để điều trị dứt điểm bệnh mất ngủ, nâng cao chất lượng giấc ngủ?
1. DẤU HIỆU CỦA BỆNH MẤT NGỦ
Các dấu hiệu thường gặp của bệnh mất ngủ bao gồm:
- Ban đêm khó vào giấc ngủ, nằm thao thức mãi nhưng vẫn không ngủ được.
- Giấc ngủ bị gián đoạn, chập chờn, ngủ không sâu.
- Đi tiểu nhiều lần trong đêm.
- Tỉnh dậy nhiều lần trong lúc ngủ, thường vào nửa đêm.
- Thời gian tỉnh giấc khoảng hơn 30 phút và thường khó ngủ lại.
- Thức dậy từ rất sớm và cảm thấy mệt mỏi, uể oải, cảm giác như chưa được ngủ.
2. PHÂN LOẠI MẤT NGỦ & NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BỆNH MẤT NGỦ
Bệnh mất ngủ thường được chia làm 2 dạng cấp tính và mãn tính:
Mất ngủ cấp tính (tạm thời)
Đây là tình trạng mất ngủ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn, chỉ vài đêm hoặc vài tuần. Nguyên nhân là do căng thẳng, stress, gặp một vài vấn đề trong công việc, học tập, cuộc sống. Lý do khác dẫn đến mất ngủ có thể kể đến là thói quen sinh hoạt không điều độ như ngủ trưa nhiều dẫn đến khó ngủ vào buổi tối hay ăn no, sử dụng thức uống có cafein trước khi ngủ…
Ngoài ra việc sử dụng thuốc điều trị bệnh hoặc mắc các bệnh như ho, cảm cúm, đau dạ dày… cũng phần nào gây mất ngủ. Nếu không gian không yên tĩnh, ồn ào hay có những âm thanh khó chịu, gối ngủ không thoải mái, đèn quá sáng hoặc nhiệt độ phòng không phù hợp… sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và gây mất ngủ.
Bên cạnh đó, việc xem điện thoại, máy tính, tivi trước khi ngủ cũng làm tăng nguy cơ khó ngủ. Nguyên nhân là do ánh sáng xanh phát ra từ màn hình các thiết bị này ảnh hưởng đến sự bài tiết Melatonin khiến cho nhịp sinh học của cơ thể bị loạn nhịp và mất ngủ. Melatonin là một loại hóc-môn đóng vai trò trong việc duy trì nhịp sinh h
ọc của cơ thể, đảm bảo cho cơ thể có một giấc ngủ ngon và tỉnh dậy tỉnh táo vào ngày hôm sau.
Bệnh mất ngủ mãn tính
Mất ngủ mãn tính là tình trạng mất ngủ kéo dài trên 1 tháng. Những người mất ngủ mãn tính thường chỉ ngủ được 3-4 tiếng/ngày và mất rất lâu mới có thể ngủ. Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ mãn tính là do không điều trị triệt để mất ngủ cấp tính.
Tác hại của bệnh mất ngủ
Mất ngủ gây khó ngủ, dẫn đến thức khuya thường xuyên và đôi lúc thức đến tận sáng. Điều này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.
3. ĐIỀU TRỊ BỆNH MẤT NGỦ NHƯ THẾ NÀO?
Tình trạng mất ngủ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mãn tính và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống… Để điều trị mất ngủ, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
Sắp xếp lịch ngủ khoa học
Để có một giấc ngủ tốt bạn nên đi ngủ trước 23 giờ đêm để các cơ quan trong cơ thể có đủ thời gian nghỉ ngơi và đào thải độc tố. Hãy sắp xếp công việc, học tập để duy trì thói quen trên và xây dựng lịch ngủ khoa học. Giúp cơ thể quen với nhịp sinh học và dễ vào giấc ngủ hơn.
Tạo môi trường ngủ thoải mái
Một môi trường ngủ thoải mái sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn và ngủ sâu hơn. Hãy đảm bảo phòng ngủ không có những tiếng ồn hay âm thanh khó chịu, phù hợp giấc ngủ ngon.
Bên cạnh đó đừng quên lưu ý đến đèn ngủ và nhiệt độ phòng. Nếu có thể ngủ không cần đèn, bạn hãy tắt để không ảnh hưởng đến bài tiết của hóc-môn Melatonin. Trường hợp khác nếu ngủ cần phải có đèn, hãy điều chỉnh độ sáng của đèn phù hợp, vừa phải, không gây chói mắt để không khó ngủ, mất ngủ. Với nhiệt độ phòng bạn nên để ở mức độ vừa phải, nếu sử dụng máy lạnh thì nên giảm bớt chế độ quạt gió, nếu sử dụng quạt máy hãy điều chỉnh cho quạt xoay, hạn chế đứng ở một vị trí để tránh bị nhiễm lạnh khi về đêm và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Nếu đã tạo không gian ngủ phù hợp nhưng vẫn không thể nào vào giấc, bạn có thể kết hợp mở một vài bản nhạc yêu thích hoặc nhạc có giai điệu du dương, nhẹ nhàng để dễ ngủ hơn.
Kiểm soát stress
Với lối sống hiện đại ngày nay, số người bị stress càng tăng lên nhanh chóng và độ tuổi mắc stress ngày một trẻ hoá hơn. Stress là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều bệnh, trong đó có mất ngủ. Vì vậy để điều trị cần phải kiểm soát stress hay xả stress.
Các hoạt động trước khi ngủ
Để dễ vào giấc ngủ hơn bạn có thể chú trọng đến các hoạt động trước khi ngủ. Như tập thể dục nhẹ nhàng, thiền hoặc tắm bồn, tắm nước ấm, đọc sách… Đặc biệt hãy hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, tivi… trước khi ngủ bởi ánh sáng xanh từ màn hình thiết bị này sẽ gây khó ngủ, dẫn đến mất ngủ.
Hạn chế ăn no trước khi ngủ hoặc sử dụng các thức uống gây khó ngủ, có cafein
Nếu đã có triệu chứng mất ngủ, dù cấp tính hay mãn tính bạn cũng nên hạn chế hoặc không ăn no, uống các thức uống gây khó ngủ, có cafein trước khi ngủ. Các loại thức uống gây mất ngủ có thể kể đến bao gồm cà phê, các loại trà,…
Thăm khám để lắng nghe lời khuyên từ Bác sĩ
Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài thường xuyên bạn nên đi thăm khám để lắng nghe lời khuyên từ đội ngũ Bác sĩ chuyên môn và có cách điều trị phù hợp, triệt để. Không nên để bệnh nặng hơn, ảnh hưởng đến sức khoẻ, công việc, học tập và cuộc sống. Bên cạnh đó bạn không nên tự ý uống thuốc ngủ hoặc sử dụng các loại thuốc không qua kê toa…
Nhìn chung, tình trạng mất ngủ có thể khỏi hẳn nếu phát hiện và có phương án điều trị kịp thời. Vì vậy nếu có các triệu chứng hoặc nghi ngờ mình bị mất ngủ, hãy thử áp dụng các biện pháp trên và kết hợp thăm khám tại cơ sở y tế uy tín nếu tình trạng bệnh không thay đổi, tiến triển nặng hơn.