BỆNH CƯỜNG GIÁP CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Thứ Tư, 18-09-2024

Cường giáp là một căn bệnh phổ biến. Theo nghiên cứu, tỷ lệ mắc cường giáp ở nữ giới cao gấp 3 lần nam giới. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng đặc biệt tập trung ở lứa tuổi sinh sản trở đi (từ 20 đến 40 tuổi). Một số phụ nữ có thể phát triển bệnh cường giáp trong khi mang thai hoặc sau khi sinh. Đồng thời bệnh sẽ ít thể hiện thành triệu chứng hơn ở người cao tuổi.

1. Bệnh cường giáp là gì?

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tăng hoạt động, nồng độ và sản xuất nhiều hormone giáp trong máu. Người bệnh cường giáp có tình trạng tăng chuyển hóa của cơ thể và biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

2. Nguyên nhân gây bệnh?

Bệnh Basedow là nguyên nhân phổ biến nhất của cường giáp (còn gọi là Graves bệnh bướu độc lan tỏa). Bệnh Basedow là một loại bệnh tự miễn. Khi mắc bệnh này tuyến giáp sẽ bị tấn công mà biểu hiện là cường giáp. Theo ước tính có khoảng 80-90% người bị cường giáp bị do mắc bệnh Basedow.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây ra cường giáp nhưng ít phổ biến hơn:

  • Bệnh bướu tuyến giáp thể đa nhân.
  • U tuyến độc.
  • Viêm tuyến giáp cấp.
  • Khẩu phần ăn quá nhiều iốt và sử dụng quá nhiều hormone tuyến giáp tổng hợp.
  • Một nguyên nhân ít gặp hơn là u tuyến yên.

cường giáp

3. Triệu chứng của bệnh như thế nào?

  • Nhịp tim nhanh: Cảm giác tim đập nhanh, mạnh trong lồng ngực (thường >100 nhịp/phút) khiến người bệnh luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng.
  • Sút cân nhanh: người bệnh cường giáp thường bị sút cân mặc dù chế độ ăn uống vẫn bình thường hoặc ăn ngon miệng (có thể nhiều kilogram trong vòng 1 tháng).
  • Đau nhức cơ bắp và khả năng vận động kém: Cường giáp ảnh hưởng đến các vấn đề với cơ bắp, như mệt mỏi và yếu sức, gây giảm sức lao động và vận động. Thường yếu cơ cánh tay và đùi gây ra khó mang vác nặng hoặc leo cầu thang hoặc đứng dậy từ ghế.
  • Run tay: Triệu chứng khiến bệnh nhân không thể tự kiểm soát, thường run với tần số nhanh và biên độ nhỏ.
  • Ra mồ hôi nhiều: cùng với tình trạng sợ nóng, người bệnh thường xuyên ra mồ hôi thậm chí cả khi không vận động gì chỉ ngồi yên một chỗ.
  • Tiêu chảy: Tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể là dấu hiệu bệnh cường giáp, nguyên nhân do nhu động ruột tăng thường xuyên.
  • Phì đại tuyến giáp: Cảm giác cổ to ra. Có dấu hiệu bị bướu cổ. Đôi khi nghe thấy tiếng thổi mạnh tại tuyến giáp.
  • Stress, căng thẳng, khó tập trung, dễ cáu giận mà không có nguyên nhân.

4. Bệnh cường giáp có nguy hiểm không?

Nếu cường giáp không được phát hiện, điều trị và kiểm soát tốt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng gồm:

  • Biến chứng tim mạch: rối loạn nhịp tim (rung nhĩ, tăng nguy cơ đột quỵ), suy tim sung huyết.
  • Loãng xương: xương yếu và dễ gãy.
  • Bất thường mắt: bệnh Basedow sẽ gây lồi mắt, mắt sưng và đỏ, nhạy cảm ánh sáng, nhìn mờ, nhìn đôi và nặng nề nhất là mù.
  • Bão giáp: là biến chứng hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong. Bão giáp thường xảy ra trên người bệnh không điều trị hoặc điều trị chưa ổn định và có yếu tố thúc đẩy như phẫu thuật, nhiễm trùng, chấn thương…

Vì vậy, người bệnh cường giáp cần tuân thủ điều trị, tái khám định kì tại chuyên khoa nội tiết. Để kiểm soát tốt chức năng tuyến giáp và tránh những biến chứng.
Tìm hiểu thông tin về Vigor Health.

5. Chẩn đoán và điều trị tại Phòng khám Đa khoa Vigor Health

Nếu bạn bị giảm sút cân không rõ nguyên nhân, nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi bất thường, sưng tại các cơ quan ở vùng cổ hoặc các triệu chứng khác liên quan đến cường giáp, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
Thông qua mô tả chính xác những dấu hiệu của bạn đã gặp phải, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp chẩn đoán như siêu âm, điện tim, định lượng hormone tuyến giáp thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), chọc hút tế bào… có thể giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng của bạn.
Ba phương pháp chính điều trị cường giáp là:

  • Thuốc kháng giáp tổng hợp: Giúp ức chế sản xuất hormone giáp.
  • Iod phóng xạ: Phá hủy tế bào tuyến giáp, giảm khả năng sản xuất hormone giáp.
  • Phẫu thuật tuyến giáp: Cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp.

Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và khuyết điểm. Do đó, người bệnh cần đến khám để phát hiện bệnh kịp thời và thảo luận phương pháp điều trị.
Chế độ ăn của người bệnh cường giáp nên hạn chế những thực phẩm chứa nhiều iod như: rong biển, hải sản, thực phẩm bổ sung iod hoặc thức ăn có phẩm màu màu đỏ…

————————
?Tel: +84 (028) 3911 5315 – (028) 3931 2889
☎️Hotline: 1900 1856
?100-102-102A-104-106-108 Trương Định, P.9, Q.3, TP.HCM

Tin liên quan


UNG THƯ VÒM HỌNG – CÁCH PHÒNG ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ

Thứ Năm, 26-09-2024


[Nhi khoa]  CHĂM SÓC SỨC KHỎE TOÀN DIỆN CHO TRẺ

Thứ Sáu, 20-09-2024


[Tin tức Vigor] NGÀY HỘI HIẾN MÁU THÁNG 9

Thứ Tư, 11-09-2024


CHƯƠNG TRÌNH THIỆN NGUYỆN TRUNG THU BẢN EM 2024

Thứ Hai, 09-09-2024