BÉO PHÌ Ở TRẺ EM, THỰC TRẠNG ĐÁNG BÁO ĐỘNG
Thứ Năm, 18-07-2024
Béo phì ở trẻ em có tỉ lệ tăng nhanh trong những năm gần đây. Tuy là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con trẻ. Đồng thời còn để lại nhiều hệ lụy khi trưởng thành. Nhưng dường như không nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến căn bệnh đáng báo động này.
1. BÉO PHÌ Ở TRẺ LÀ GÌ?
Có nhiều khái niệm về béo phì. Đặc biệt khi nhắc tới béo phì mọi người còn sử dụng cụm từ thừa cân. Tuy nhiên cần phân biệt 2 khái niệm này như sau:
- Thừa cân là tình trạng cân nặng hiện tại vượt quá cân nặng nên có so với chiều cao.
- Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe (theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO).
Vì vậy khi đánh giá béo phì chúng ta không chỉ tính đến cân nặng. Mà còn phải quan tâm đến tỉ lệ mỡ cơ thể.
2. CHỈ SỐ NÀO ĐO LƯỜNG BÉO PHÌ?
Béo phì được xác định bằng chỉ số BMI (Body Mass Index) và được đánh giá qua sự phân bố mỡ thông qua tỉ lệ eo-hông và tổng các yếu tố rủi ro về tim mạch. BMI có quan hệ gần gũi với tỉ lệ mỡ trong cơ thể và tổng lượng mỡ trong cơ thể.
BMI được tính bằng công thức như sau: BMI: BMI = W/H^2
Trong đó:
- H: Chiều cao tính theo đơn vị (mét – m);
- W: Cân nặng của trẻ béo phì tính theo đơn vị (kilogram – kg).
3. VẬY NGUYÊN NHÂN NÀO LÀM TRẺ BỊ BÉO PHÌ?
Béo phì ở trẻ do khẩu phần và thói quen ăn uống
Con trẻ thường bị hấp dẫn bởi các món ăn nhanh, ăn vặt, chiên rán nhiều dầu mỡ,ăn ngọt,… Khi nạp quá nhiều các loại thức ăn kể trên mà trẻ không vận động, chỉ ngồi một chỗ sẽ làm cân nặng cơ thể tăng lên bởi do ít tiêu hao năng lượng. Đặc biệt nhiều trẻ còn có thói quen ăn đêm, ăn vặt nhiều vào buổi tối dẫn đến thừa cân.
Béo phì ở trẻ do ít tập luyện thể thao
Hoạt động thể thao tham gia vào quá trình thiết lập cân bằng giữa năng lượng tiêu hao và năng lượng nạp vào cơ thể do đó có vai trò hết sức quan trọng đối với tình trạng béo phì. Tuy nhiên với môi trường, nếp sống hiện đại như ngày nay, con trẻ thường ít hoạt động thể chất. Đa phần dành nhiều thời gian “một chỗ” như xem tivi, điện thoại, chơi game, đọc truyện… Nhiều trẻ còn không có thời gian vận động, tập luyện thể thao bởi khối lượng bài vở trên trường.
Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền có vai trò nhất định đối với béo phì. Theo một nghiên cứu ở Thái Lan (1996) trên trẻ từ 6 đến 13 tuổi cho thấy tỉ lệ con cái có cha mẹ béo phì bị béo phì nhiều hơn gấp 3,1 lần so với những trẻ em có cha mẹ không bị béo phì. Trong số trẻ thừa cân, khoảng 80% có cha hoặc mẹ, 30% có cả cha và mẹ bị béo phì. Gia đình có nhiều cá nhân bị thừa cân thì nguy cơ những thành viên còn lại cũng mắc béo phì là rất lớn. Tuy nhiên vai trò của yếu tố di truyền này không lớn. Mặt khác, một gia đình có nhiều thành viên bị thừa cân có thể còn liên quan đến chế độ ăn uống chung của toàn hộ gia đình đó.
4. HẬU QUẢ KHI TRẺ BỊ BÉO PHÌ
Béo phì ở trẻ gây ảnh hưởng về mặt tâm lý
Khi bị béo phì nhiều trẻ có tâm lý tự ti ngoại hình của bản thân, nhất là bé gái. Đặc biệt có trường hợp trẻ bị bạn bè hoặc mọi người xung quanh trêu chọc, tổn thương tinh thần. Làm trẻ sống khép kín, ngại giao tiếp và có thể trầm cảm.
Dậy thì sớm
Béo phì là yếu tố nguy cơ gây dậy thì sớm ở trẻ, đặc biệt là các bé gái. Nguyên nhân là do hormon Leptin. Hormon này chủ yếu được tạo bởi tế bào mỡ, giúp cân bằng năng lượng bằng cách ức chế đói. Vì vậy những trẻ thừa cân sẽ có nồng độ Leptin cao hơn và dễ dậy thì sớm hơn. Bên cạnh đó, dậy thì sớm hoàn toàn không tốt cho trẻ bởi tình trạng này sẽ khiến trẻ bị hạn chế chiều cao khi trưởng thành, có ham muốn tình dục trước tuổi, xuất hiện hội chứng buồng trứng đa nang…
Rối loạn hình thể và rối loạn chuyển hóa khi bị béo phì ở trẻ em
Ở các bé trai, béo phì có thể gây nên tình trạng giả vú, làm rối loạn hình thể. Bên cạnh đó, béo phì còn có thể làm cả bé trai và bé gái có nguy cơ rối loạn chuyển hóa như rối loạn đường máu, đái tháo đường tuýp 2, rối loạn lipid máu…, ảnh hưởng đến sức khỏe của con trẻ đến khi trưởng thành.
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp
Với trẻ nhỏ, các bệnh tim mạch và tăng huyết áp do béo phì ít biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên nếu không khắc phục thì tình trạng béo phì sẽ theo trẻ trong thời gian dài, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp khi trẻ lớn.
Béo phì ở trẻ làm ảnh hưởng đến khớp xương
Béo phì dẫn đến tăng trọng lượng cơ thể, từ đó tăng áp lực lên khớp xương hơn bình thường.
5. ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ Ở TRẺ
Điều chỉnh lại chế độ ăn uống
Vì một trong các nguyên nhân chính gây béo phì ở trẻ là chế độ ăn uống nên để điều trị, cha mẹ nên thay đổi lại khẩu phần ăn của con. Hãy hạn chế cho trẻ ăn các món nhiều dầu mỡ, chiên rán, đồ ngọt… đồng thời giảm lượng tinh bột và ăn nhiều rau xanh. Để đạt hiệu quả tốt nhất và có chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng của con trẻ, các bậc phụ huynh có thể tham vấn thêm ý kiến chuyên môn từ các Bác sĩ.
Cho trẻ tập luyện thể thao
Việc lười vận động, ngồi hay nằm thường xuyên không những khiến trẻ tăng nguy cơ béo phì mà còn kéo theo suy giảm thể trạng. Trẻ sẽ dễ mệt mỏi, uể oải, kém linh hoạt, không tập trung và sức đề kháng yếu. Để nâng cao sức khỏe và kết hợp giảm béo, các bậc phụ huynh hãy cho trẻ vận động nhiều hơn, hạn chế cho trẻ ngồi nhiều và nằm ngay sau khi ăn.
Để tạo động lực tập luyện, hãy cho trẻ lựa chọn bộ môn thể thao mà trẻ yêu thích. Nếu không thể lựa chọn bộ môn phù hợp, cha mẹ có thể cho trẻ tập các môn đơn giản như đi bộ, chạy bộ hoặc đạp xe… Đặc biệt hãy cùng trẻ tập luyện để có thể theo dõi và thúc đẩy tinh thần của trẻ.
Trò chuyện cùng trẻ và kết hợp điều trị tâm lý nếu cần
Khi bị béo phì đa số các trẻ có tâm lý tự ti ngoại hình dẫn đến chán ghét bản thân mình và có thể trầm cảm. Lúc này nhiều trẻ có thể ăn nhiều hơn và có xu hướng không muốn giảm béo. Vì vậy hãy dành thời gian quan tâm, trò chuyện với trẻ nhiều hơn và xây dựng nhận thức về một cơ thể khỏe mạnh để trẻ có thêm động lực giảm béo. Nếu trường hợp trẻ có tâm lý bất ổn, quá khép kín, các bậc phụ huynh có thể đưa trẻ đi thăm khám để được Bác sĩ tâm lý tư vấn và có hướng điều trị phù hợp.
Đưa trẻ đi thăm khám định kỳ
Để biết chắc chắn rằng trẻ có bị béo phì hay không và đang ở mức độ nào, chế độ ăn uống, phương pháp điều trị ra sao cho hiệu quả tốt nhất… các bậc phụ huynh hãy đưa trẻ đi thăm khám định kỳ mỗi 6 tháng/lần. Việc kiểm tra này không những giúp theo dõi, đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quan của trẻ mà còn hỗ trợ việc điều trị béo phì và phát hiện các bệnh lý bất thường.
THĂM KHÁM VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI VIGOR HEALTH
Nằm trong top 1 phòng khám đạt chuẩn chất lượng trong đợt kiểm tra năm 2023 của Sở Y Tế. Phòng khám đa khoa Vigor Health với 15 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc, thăm khám sức khỏe và chữa bệnh đã tạo được uy tín, sự tin tưởng đến khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Phòng khám đa khoa Vigor Health đem lại sự khác biệt với:
Đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa Nhi giàu kinh nghiệm, từng làm việc tại nhiều bệnh viện lớn, hàm vị học vấn cao. Đem lại sự uy tín, chuẩn xác.
Sở hữu 12 chuyên khoa và đa dạng dịch vụ khám sức khỏe, phục vụ nhu cầu của bệnh nhân.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc y khoa hiện đại, tân tiến.
Quy trình khám khoa học và công tác chăm sóc, phục vụ bệnh nhân tận tình, chuyên nghiệp.
Hồ sơ sức khỏe điện tử giúp bạn nhanh chóng xem được kết quả về tình trạng sức khoẻ.
Có đầy đủ pháp lý và các chứng nhận, giấy phép từ Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh.
——————————–
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VIGOR HEALTH
Tel: +84 (028) 3911 5315 – (028) 3931 2889
Hotline: 1900 1856
Địa chỉ: 100-102-102A-104-106-108 Trương Định, P.9, Q.3, TP.HCM