CÁCH THEO DÕI – CHĂM SÓC BẢN THÂN KHI BỊ SỐT

Thứ Ba, 23-05-2023

Sốt là triệu chứng thường gặp, không phải bệnh, là một phần phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với nhiều bệnh tật khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn mức bình thường. Hãy cùng Vigor nhận biết dấu hiệu bị sốt và cách chăm sóc bản thân khi bị sốt nhé!

1) Nguyên nhân dẫn đến sốt

Bình thường, nhiệt độ cơ thể dao động trong khoảng từ 36.5 – 37.5 độ C. Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên trên 38 độ C.

Nhiệt độ cơ thể thay đổi tùy theo các thời điểm khác nhau trong ngày: thân nhiệt thấp hơn một chút vào buổi sáng và cao hơn một chút vào buổi tối, thân nhiệt tăng lên khi vận động (chạy nhảy, chơi đùa, tập thể dục…). Đây là phản ứng sinh lý bình thường và không phải sốt.

Mốt số nguyên nhân gây tăng thân nhiệt:

  • Nhiễm trùng: Khi bị nhiễm trùng, có thể sẽ kích thích các cơ chế bảo vệ tự nhiên bằng cách tăng nhiệt độ cơ thể
  • Mắc các bệnh truyền nhiễm do virus gây ra: cảm, COVID-19,
  • Tiêm vacxin: có thể bị sốt nhẹ sau khi tiêm vacxin
  • Mọc răng: sốt nhẹ
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc, sau truyền máu….
  • Lưu ý với trẻ nhỏ: Mặc quần áo quá chật hoặc quá dày

2)  Những biểu hiện của cơ thể khi bị sốt

Đo nhiệt độ cơ thể là cách đơn giản nhất để xác định có sốt không khi chúng ta cảm thấy người nóng hơn bình thường. Có thể đo thân nhiệt tại các vị tri như trán, miệng, tai, nách… bằng nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế diện tử.

Bên cạnh sự tăng lên về nhiệt độ, có thể có một số triệu chứng đi kèm sau:

  • Mệt mỏi, dễ cáu gất, không muốn làm gì (chơi đùa…);
  • Đau đầu, đau toàn thân;
  • Biếng ăn;
  • Khát nước;
  • Xuất hiện co giật (biểu hiện này thường xuất hiện khi trẻ bị sốt cao)…

dấu hiệu bị sốt

3) Tự theo dõi và chăm sóc bản thân tại nhà khi bị sốt

Mục tiêu chính chăm sóc tại nhà là kiểm soát nhiệt độ, ngăn chặn trẻ bị mất nước và theo dõi tình trạng sức khỏe:

1. Theo dõi nhiệt độ và uống thuốc hạ sốt (khi cần).

2. Ngừa mất nước:

  • Uống nhiều nước hơn bình thường, đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể.
  • Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, bù nước cho trẻ bằng cách tăng số cữ bú cho trẻ.

3. Chú ý quan sát các biểu hiện khác kèm theo: có hay không, nếu có thì thời điểm xuất hiện…

4. Chế độ dinh dưỡng:

  • Đầy đủ, không bỏ bữa. Thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa (soup, cháo, sữa…).
  • Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, cay và nhiều chất xơ.
  • Bổ sung thêm vitamin thông qua  nước ép trái cây hoặc các loại trái cây mềm như chuối, cam, đu đủ….
  • Có thể chia nhỏ các bữa ăn cách nhau mỗi 2h (do chán ăn, không muốn ăn).

5. Lựa chọn quần áo phù hợp đảm bảo sự thông thoáng và thoải mái.

6. Chườm, lau người hoặc tắm bằng nước ấm

  • Một trong những cách hạ sốt nhanh chóng là chườm, lau người hoặc tắm bằng nước ấm.
  • Thời gian tắm kéo dài trong khoảng 5-10 phút, nhiệt độ nước phải đảm bảo độ ấm phù hợp (cao hơn thân nhiệt).
  • Cần đưa người bệnh đến bệnh viện khi:

+ Sốt cao trên 39 độ C không giảm được nhiệt độ khi điều trị bằng các thuốc hạ sốt.

+ Sốt rất cao trên 41 độ C.

+ Sốt trên 2 ngày liên tiếp.

4) Một số biện pháp để mọi người chủ động phòng ngừa Sốt

Để phòng tránh sốt, thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus, vi khuẩn bằng cách:

  • Tiêm chủng: Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế; người lớn cũng nên tiêm chủng cúm hàng năm, phế cầu.
  • Chế độ ăn uống và tập luyện cơ thể lành mạnh và khoa học: hạn chế thức ăn nhiều mỡ, thức ăn chiên xào, ăn nhiều rau xanh; tập thể dục mỗi 30 phút/ngày.
  • Đối với trẻ nhỏ: Đảm bảo đủ thời gian ngủ cho trẻ tùy theo độ tuổi.
  • Vệ sinh thực phẩm cẩn thận trước khi chế biến và nấu chín kỹ, hạn chế thức ãn còn sống/ tái.
  • Tập thói quen rửa tay với xà phòng khử khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
  • Dùng giấy che miệng và mũi khi ho và hắt hơi, sau đó vứt chúng vào thùng rác…
  • Sử dụng khuỷu tay che miệng khi hắt hơi trong trường hợp không có sẵn khăn giấy.

Đây là chủ đề đầu tiên trong chuỗi các chủ đề liên quan đến sức khỏe trong Chương trình “Sức khỏe & Tiền” với sự hợp tác giữa Phòng khám Đa khoa Vigor Health và Đài truyền hình FBNC Việt Nam.

Hãy cùng Vigor Health xem qua chia sẻ chi tiết về chủ đề “Cách theo dõi và chăm sóc bản thân khi bị sốt” của Tiến sĩ.Bác sĩ Chu Thị Hà trên kênh Youtube của Vigor:

Link Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=f3akFVK1DYc

Nguồn: Tiến sĩ.Bác sĩ Chu Thị Hà
Phòng khám Đa khoa Vigor Health

————————
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VIGOR HEALTH
☎️Tel: +84 (028) 3911 5315 – (028) 3931 2889
☎️Hotline: 1900 1856
?100-102-102A-104-106-108 Trương Định, P.9, Q.3, TP.HCM

Tin liên quan


trào ngược dạ dày

BIẾN CHỨNG ẢNH HƯỞNG XẤU CỦA BỆNH LÝ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN

Thứ Ba, 14-05-2024


VIÊM ÂM ĐẠO DO NẤM - TRIỆU CHỨNG NHƯ THẾ NÀO

VIÊM VÙNG KÍN DO NẤM – TRIỆU CHỨNG NHƯ THẾ NÀO?

Thứ Sáu, 10-05-2024


CẢNH BÁO SỨC KHỎE TRƯỚC THỜI TIẾT OI BỨC HIỆN NAY

Thứ Hai, 06-05-2024


[Hot] RA MẮT GÓI KHÁM TẦM SOÁT ĐỘT QUỴ

Thứ Sáu, 03-05-2024