VIÊM MŨI DỊ ỨNG – BẠN ĐÃ BIẾT ĐƯỢC BAO NHIÊU?

Thứ Tư, 29-05-2024

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh thường gặp ở những người có cơ địa dị ứng hoặc thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi, phấn hoa, lông động vật… Bệnh không những gây khó chịu mà còn cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt, làm việc. Vậy làm sao để hạn chế các triệu chứng và giảm thiểu sự khó chịu do viêm mũi? Hãy cùng Vigor xem qua bài viết sau.

viêm mũi dị ứng

1. TRIỆU CHỨNG CỦA VIÊM MŨI DỊ ỨNG

Viêm mũi dị ứng thường làm người bệnh có cảm giác khó chịu và kèm theo các triệu chứng sau:

  • Hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi.
  • Ngứa mũi hoặc ngứa mắt.
  • Ho, ngứa vòm miệng hoặc cổ họng.
  • Đau nhức phần xoang vùng mặt.
  • Giảm cảm giác về mùi và vị.

2. PHÂN LOẠI VIÊM MŨI DỊ ỨNG

Viêm mũi dị ứng thường được chia làm 2 loại:

Viêm mũi dị ứng theo mùa:

Vào mỗi thời điểm trong năm các triệu chứng viêm mũi dị ứng có thể bắt đầu và đôi lúc trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ dị ứng cỏ, phấn hoa phổ biến vào mùa xuân và mùa hè. Phấn hoa cỏ dại thường vào mùa thu. Hay dị ứng các bào tử nấm và nấm mốc có thể trở nên tệ hơn vào thời tiết ẩm.

Viêm mũi dị ứng quanh năm:

Bệnh bắt nguồn do dị ứng với các tác nhân có trong môi trường sinh sống, làm việc. Thường diễn ra quanh năm như dị ứng với mạt nhà, côn trùng, lớp sừng từ vật nuôi trong nhà. Hoặc dị ứng với nấm mốc trong nhà và ngoài trời, dị ứng thức ăn…

3. NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM MŨI DỊ ỨNG

Trong quá trình sống, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tiếp xúc với nhiều chất khác nhau. Tuy nhiên một lúc nào đó, hệ thống miễn dịch xác định nhầm một chất vô hại có trong không khí thành một cái gì đấy gây hại cho cơ thể chúng ta. Lúc này hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ bắt đầu sản xuất các chất kháng thể để vô hiệu hóa chất gây hại. Về sau khi cơ thể tiếp xúc với chất gây hại này, các kháng thể sẽ nhận ra nó và phát tín hiệu về hệ thống miễn dịch để sản xuất ra histamine, leukotriene, prostaglandin D2 cùng các chất trung gian đổ vào máu. Những chất này gây ra một chuỗi các phản ứng dẫn đến các biểu hiện khó chịu và các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.

Đặc biệt các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ viêm mũi dị úng như:

  • Có tiền căn dị ứng gia đình.
  • Có tiền căn bản thân bị dị ứng hoặc hen suyễn.
  • Các triệu chứng xuất hiện trước tuổi dậy thì.
  • Tiếp xúc với khói thuốc lá trong năm đầu tiên của cuộc sống.
  • Sống hoặc làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

viêm mũi dị ứng

4. HẬU QUẢ CỦA VIÊM MŨI DỊ ỨNG

Viêm mũi dị ứng không những gây khó chịu mà còn kèm theo cả những hậu quả sau:

Làm giảm chất lượng cuộc sống

Viêm mũi dị ứng có thể gây cản trở sự thú vị của các hoạt động thể chất trong nhà hoặc ngoài trời, làm ảnh hưởng đến việc học tập, công việc dẫn đến giảm năng suất. Với nhiều người các triệu chứng của bệnh còn dẫn đến sự vắng mặt tại công ty hay trường học.

Ngủ kém

Các triệu chứng của bệnh có thể làm cho khó ngủ.

Làm bệnh hen suyễn nặng hơn

Nếu bạn đã có bệnh hen suyễn thì viêm mũi dị ứng có thể làm trầm trọng thêm các dấu hiệu và triệu chứng, dẫn đến ho, thở khò khè.

Viêm mũi xoang

Bệnh dẫn đến nghẹt mũi, nếu tình trạng này kéo dài có thể làm tăng tình trạng nhiễm trùng của các xoang gây viêm mũi xoang.

Nhiễm trùng tai

Ở trẻ em viêm mũi dị ứng còn có thể gây nhiễm trùng tai giữa (viêm tai giữa).

5. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Điều tốt nhất trong điều trị viêm mũi dị ứng là tránh các tác nhân gây nên dị ứng. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng thực hiện được mà cần phải kết hợp điều trị với các chiến lược khác để ngăn ngừa tiếp xúc.
Nếu tình trạng của bệnh không quá nặng, thuốc không kê đơn có thể đủ để giảm bớt triệu chứng. Nhưng đối với người bệnh có nhiều triệu chứng, thường xuyên cảm thấy khó chịu, chịu nhiều ảnh hưởng từ bệnh thì cần phải dùng thuốc theo toa của Bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị.
Nếu trẻ bị căn bệnh này các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi thăm khám để được Bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng và có phương án điều trị phù hợp cho trẻ. Lưu ý không nên cho trẻ sử dụng thuốc của người lớn, thuốc mua ngoài, chưa qua kê toa của Bác sĩ…

6. PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRÁNH

Ngoài việc có thể sử dụng thuốc để điều trị viêm mũi dị ứng, bạn có thể lưu ý các cách phòng tránh sau đây.

Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây nên dị ứng

  • Vệ sinh nhà cửa, khu vực học tập, làm việc sạch sẽ.
  • Sử dụng bộ lọc dị ứng trong hệ thống thông gió.
  • Sử dụng máy hút ẩm để làm giảm độ ẩm trong nhà.
  • Xem xét loại bỏ thảm nếu đang nhạy cảm với mạt nhà.
  • Xem xét tạm ngưng nuôi vật nuôi. Trong trường hợp không thể hãy giữ vật nuôi trong khu vực riêng biệt, tránh xa phòng ngủ.
  • Tránh cắt cỏ hoặc cào lá, bởi trong đó có phấn hoa và nấm mốc.
  • Hạn chế ở gần cửa ra vào, cửa sổ trong mùa phấn hoa.
  • Không treo quần áo bên ngoài để hạn chế phấn hoa dính vào.
  • Tránh các hoạt động ngoài trời vào buổi sáng sớm ở nơi có nhiều hoa, cây cỏ bởi lúc này số lượng phấn hoa đang ở mức cao nhất.

Bảo vệ mũi và vệ sinh vùng tai, mũi, họng

  • Đeo khẩu trang: Trong không khí có rất nhiều tác nhân gây kích ứng niêm mạc mũi dẫn đến dị ứng như: bụi, khí thải, vi khuẩn, nấm mốc, khói thuốc lá, hóa chất,… Vì vậy để tránh bị viêm mũi dị ứng bạn nên sử dụng khẩu trang khi ra ngoài. Hãy ưu tiên các loại khẩu trang chuyên dụng khi làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm,…
  • Vệ sinh đường hô hấp: Bên cạnh đó, kết hợp vệ sinh sạch sẽ đường hô hấp trên để không tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sống, phát triển. Đặc biệt bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch niêm mạc mũi, giúp thông thoáng và tạo điều kiện tốt cho thuốc xịt mũi phát huy tác dụng.
  • Sử dụng thuốc điều trị phù hợp: Viêm mũi dị ứng có thể bắt gặp ở bất kỳ độ tuổi, đối tượng nào. Ngoài việc áp dụng các biện pháp phòng tránh, bạn có thể kết hợp với thuốc để điều trị. Tuy nhiên không nên lạm dụng bởi có thể bị lệ thuộc, gây lờn thuốc và ảnh hưởng hiệu quả điều trị. Để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có đơn thuốc điều trị phù hợp, bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng tư vấn cặn kẽ, kê toa, hướng dẫn sử dụng thuốc đúng liều và phù hợp với tình trạng bệnh để phát huy hiệu quả và giảm thiểu các tác dụng phụ đi kèm.

Bài viết có sự tham vấn chuyên môn của Bác sĩ.CK1 Đỗ Tấn Vinh thuộc chuyên khoa Tai Mũi Họng tại Phòng khám Đa khoa Vigor Health.

TẠI SAO BẠN NÊN CHỌN KHÁM TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VIGOR HEALTH?

Nằm trong top 1 Phòng khám Đa khoa đạt chuẩn chất lượng theo đánh giá của Sở Y Tế năm 2023. Phòng khám Đa khoa Vigor Health với hơn 15 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc, thăm khám sức khỏe và chữa bệnh đã tạo được uy tín, sự tin tưởng đến khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Phòng khám Đa khoa Vigor Health đem lại sự khác biệt với:

✔ Đội ngũ Bác sĩ giỏi, kinh nghiệm lâu năm, từng làm việc tại nhiều bệnh viện lớn và hàm vị học vấn cao đem lại sự uy tín, chuẩn xác.

✔ Sở hữu 12 chuyên khoa và đa dạng dịch vụ khám sức khỏe, phục vụ nhu cầu của bệnh nhân.

✔ Cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc y khoa hiện đại, tân tiến.

✔ Quy trình khám khoa học và công tác chăm sóc, phục vụ bệnh nhân tận tình, chuyên nghiệp.

✔ Hồ sơ sức khỏe điện tử giúp bạn nhanh chóng xem được kết quả về tình trạng sức khoẻ.

✔ Có đầy đủ pháp lý và các chứng nhận, giấy phép từ Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh.

————————
?Tel: +84 (028) 3911 5315 – (028) 3931 2889
☎️Hotline: 1900 1856
?100-102-102A-104-106-108 Trương Định, P.9, Q.3, TP.HCM

Tin liên quan


CHĂM SÓC SỨC KHỎE TOÀN DIỆN CÙNG VIGOR HEALTH

Thứ Bảy, 27-07-2024


xơ vữa động mạch

TẦM SOÁT XƠ VỮA MẠCH MÁU RẤT QUAN TRỌNG!

Thứ Ba, 23-07-2024


béo phì

BÉO PHÌ Ở TRẺ EM, THỰC TRẠNG ĐÁNG BÁO ĐỘNG

Thứ Năm, 18-07-2024


CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ DA TẠI PHÒNG KHÁM HAY TẠI CÁC CƠ SỞ LÀM ĐẸP?

Thứ Năm, 11-07-2024