HÓC DỊ VẬT TRONG TAI MŨI HỌNG Ở TRẺ EM

Thứ Ba, 16-05-2023

Hóc dị vật trong tai, mũi, họng là 1 cấp cứu thường gặp, đặc biệt là hóc dị vật đường thở ở trẻ nhỏ, có thể dẫn đến tử vong. Trẻ có thể nuốt hoặc hít vật thể lạ vào trong phổi gây viêm phổi kéo dài hay nhét vào tai, mũi dẫn đến nhiễm trùng tai, mũi.

I. Dị vật trong lỗ tai.

Thức ăn, côn trùng, đồ chơi, cúc áo, bút chì màu là những vật thể lạ mà trẻ con có thể bỏ vào tai vẫn không gây triệu chứng gì đến khi đau tai, chảy mũ, ù tai, nghe kém mới đi khám. Tuy nhiên có 1 vài trường hợp khác như côn trùng ( gián đất) bò vào tai gây đau tai dữ phải được cấp cứu ngay.

Bác sĩ Tai mũi họng dùng nhíp hoặc kẹp mỏng, dài đưa vào tai để lấy dị vật ra.

Nam Châm thỉnh thoảng được sử dụng để lấy các dị vật bằng kim loại.

Máy hút tai được dùng để hút các vật thể lạ ra ngoài.

Sau khi lấy dị vật ở tai, thường thì các bác sĩ sẽ thăm khám lại để xem ống tai trẻ có bị tổn thương hay không. Thuốc nhỏ tai bằng kháng sinh được kê đơn nếu như có dấu hiệu nhiễm trùng tai.

 hóc dị vật

II. Hóc dị vật ở mũi

Phần lớn dị vật trong mũi trẻ em xuất hiện vì nhiều lý do, hầu hết đều là hành động chủ ý do sự tò mò của trẻ hoặc do bạn nhét vào mũi, cũng có thể do trẻ ngửi hay hít các dị vật có mùi thơm. Những vật nhét vào mũi như vỏ kẹo ni lông, nút nhựa, khuy áo, hạt lạc, hạt đậu, pin,nam châm… thường gặp ở trẻ nhỏ từ 2 – 6 tuổi.

Triệu chứng phổ biến nhất của dị vật trong mũi là chảy mũ 1bên mũi và có mùi hôi. Trong một số trường hợp, trẻ còn có thể bị chảy máu mũi.

Một khi mà trẻ nhỏ bị tắc mũi do dị vật cần phải can thiệp y tế ngay, nếu dị vật ở sâu khó lấy có thể phải gây mê để lấy dị vật ra . Sau đây là một số thiết bị dùng để lấy dị vật mũi:

– Mỏ vịt mũi hay thiết bị nội soi mũi.

– Nguồn hút và ống thông hút có đầu hút với nhiều kích cỡ khác nhau

– Kẹp nhíp hoặc kẹp cá sấu

– Vòng dây và nạo có móc

– Ống thông có đầu bóng

Sau khi dị vật mũi được lấy ra bác sĩ có thể kê toa thuốc tùy theo tình trạng thực tế của từng trường hợp.

hóc dị vật

III. Hóc dị vật ở cổ họng

Dị vật trong cổ họng gây nghẹt thở và trường hợp này cần can thiệp y khoa ngay lập tức, phụ huynh không nên cố móc lấy dị vật gây phù nề đường thở và dịch chuyển nó vào sâu hơn nếu như không thể lấy. Dị vật có thể bị tắc nghẽn ở nhiều nơi trong đường thở, Theo hiệp hội nhi khoa Mỹ thì cái chết bởi nghẹt thở do tắc dị vật ở cổ họng thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 4 tuổi.

  • Nguyên nhân thường do:

–  Sặc: sữa, cháo, cơm.

– Hít vào đường thở các vật nhỏ như hạt dưa, hột đậu phộng, hạt mãng cầu, sa bô chê (sapotier), đồng tiền, kẹp giấy,…

– Mắc thức ăn khó nuốt, có độ bám: Xương cá, vảy cá, vụn xương…

  • Dấu hiệu nhận biết:

– Trẻ đang khỏe mạnh trước đó.

– Xuất hiện hội chứng xâm nhập: ho sặc sụa, tím tái, khó thở.

Mặc dù những triệu chứng được liệt kê ở trên có thể sẽ hết. Tuy nhiên, dị vật vẫn có thể bị tắc nghẽn ở đường thở. Những triệu trứng được liệt kê dưới đây có nghĩa là nó vẫn còn.

– Tiếng thở khò khè, Khi em bé thở âm thanh nghe the thé

– Ho càng lúc nặng hơn

– Trẻ nhỏ không thể nói

– Đau họng và tức ngực

– Khàn tiếng

– Xanh vùng môi

– Không thể thở

– Trẻ nhỏ dần trở nên mất nhận thức

Trẻ bị hóc dị vật rất nguy hiểm nếu như người lớn không biết cách xử lý. Dưới đây và cách ngăn chặn tình huống xấu nhất xảy ra:

– Không nên cho trẻ nhỏ ăn những thức ăn tròn cứng như bỏng ngô, kẹo, nho chưa cắt, đậu phụng hoặc các loại hạt khác.

– Không cho trẻ sử dụng các loại ống hút cho các đồ uống có topping

– Khuyến khích trẻ luôn ngồi yên trong khi ăn và cho ăn từng miếng một.

– Cắt nhỏ thực phẩm.

– Không bao giờ để trẻ chạy, nhảy hoặc nằm trong lúc ăn.

– Không được để trẻ nghịch tiền xu.

– Khi mua đồ chơi cho trẻ thì cần đọc kỹ chú ý ghi trên đồ chơi

– Học kỹ năng xử lý tình huống khi trẻ mắc dị vật:

+ Trẻ dưới 2 tuổi: Phương pháp vỗ lưng ấn ngực

hóc dị vật

+ Trẻ lớn: Thủ thuật Heimlich

hóc dị vật

Nguồn: Phòng khám đa khoa Vigor Health

————————
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VIGOR HEALTH
☎️Tel: +84 (028) 3911 5315 – (028) 3931 2889
☎️Hotline: 1900 1856
?100-102-102A-104-106-108 Trương Định, P.9, Q.3, TP.HCM

Tin liên quan


NGHỀ NHÀ GIÁO VÀ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

Thứ Sáu, 15-11-2024


[Ưu đãi] TRI ÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

Thứ Hai, 11-11-2024


TẦM SOÁT SỚM 5 LOẠI UNG THƯ THƯỜNG GẶP, KHỎE CHỦ ĐỘNG CHO BẢN THÂN VÀ GIA ĐÌNH

Thứ Sáu, 08-11-2024


LÝ DO KHÁM TIỀN HÔN NHÂN, NHỮNG LƯU Ý KHI KHÁM

Thứ Bảy, 02-11-2024