BỆNH PARKINSON – TÌM HIỂU TỪ A ĐẾN Z

Thứ Tư, 10-07-2024

Bệnh Parkinson, một loại bệnh thần kinh gây ảnh hưởng rất nhiều đến vận động và sinh hoạt con người. Thường xuất hiện tình trạng run tay, co cứng, cử động chậm,… Hãy cùng Vigor Health tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này nhé!

bệnh parkinson

1. BỆNH PARKINSON LÀ GÌ?

Bệnh Parkinson là một bệnh thần kinh xảy ra do thoái hóa nhóm tế bào nhân xám ở đáy não. Dẫn đến làm giảm tiết chất dẫn truyền thần kinh có tên dopamin. Bệnh tiến triển từ từ, ở giai đoạn đầu có thể không có biểu hiện đặc trưng, sau đó có thể xuất hiện tình trạng run tay, tăng trương lực cơ, co cứng, cử động chậm chạp, khiến người bệnh khó khăn trong vận động và sinh hoạt.

Bệnh do một bác sĩ người Anh, tên là James Parkinson mô tả lần đầu tiên vào năm 1817. Từ đó trở đi, người ta gọi bệnh này theo tên của ông.

2. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH PARKINSON

Ngoài triệu chứng về nhận thức và vận động, bệnh Parkinson có thể làm giảm nhiều chức năng cơ thể. Bệnh có thể có các biểu hiện như buồn ngủ ban ngày, rối loạn trong giấc ngủ hoặc mất ngủ. Ngoài ra người bệnh có thể có các triệu chứng như hạ huyết áp, da nhờn và viêm da tiết bã, đổ mồ hôi quá nhiều, tiểu không tự chủ và chức năng tình dục thay đổi, táo bón. Bệnh Parkinson cũng gây ra các bất thường về mắt như tỷ lệ nháy mắt giảm. Dẫn đến kích thích bề mặt mắt, những bất thường trong việc nhìn theo một vật hoặc chuyển mục tiêu nhìn đột ngột và hạn chế trong việc nhìn lên. Thay đổi trong cảm quan bao gồm giảm các cảm giác về mùi, cảm giác đau, dị cảm.

Nguyên nhân:

Cho đến nay nguyên nhân gây bệnh cụ thể vẫn chưa được xác định. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu cho thấy là bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền và các tác động từ môi trường cũng như sự phát triển không bình thường của tế bào.

Quan sát tiến triển của bệnh cho thấy có nguyên nhân trực tiếp từ sự giảm sút trong sản xuất dopamin của một số tế bào thần kinh đặc biệt. Ở người bệnh Parkinson, các tế bào có chức năng sản xuất dopamin bị hủy diệt hàng loạt, dẫn đến giảm mạnh chất này trong cơ thể. Do thiếu dopamin, một số tế bào thần kinh liên quan không được kích thích đúng mức, dẫn đến người bệnh mất khả năng kiểm soát các hoạt động của bản thân. Tuy nhiên, nguyên nhân của hiện tượng vừa nói trên vẫn chưa được làm rõ.

Chẩn đoán:

  • Bệnh Parkinson tiến triển chậm. Các triệu chứng ban đầu mờ nhạt, ít được chú ý, thường chỉ run nhẹ ở một bàn tay.
  • Người bệnh thường run khi nghỉ ngơi và giảm run khi cử động hoặc làm việc.
  • Dần dần, bệnh gây ảnh hưởng đến cả hai bên cơ thể, gây cứng, yếu và run cơ. Làm người bệnh đi kéo lê chân và lảo đảo, mất thăng bằng.
  • Khi bệnh phát triển, bệnh nhân đi những bước ngắn, run rẩy và mất khả năng kiểm soát. Bàn tay cũng run liên tục, run nhiều hơn khi nghỉ ngơi và giảm bớt khi vận động.
  • Run có thể lan đến đầu, làm người bệnh thường có dáng điệu gật gù.
  • Người bệnh có dáng điệu cứng nhắc, chậm chạp và dần dần trở nên khó khăn ngay cả khi thực hiện những công việc đơn giản trong sinh hoạt thường ngày như ăn uống, tắm rửa, thay quần áo…

Các biến chứng thường gặp:

  • Trầm cảm và lo âu: Ảnh hưởng đến 50% người mắc bệnh parkinson ở những giai đoạn khác nhau. Thuốc, liệu pháp tâm lý, hoạt động thể chất (tập thể dục) có thể cải thiện được tình trạng này.
  • Buồn ngủ ban ngày: Có thể sử dụng thuốc điều trị chứng ngủ rũ, áp dụng phương pháp tăng cường vận động thể lực.
  • Loạn thần, ảo giác: Có thể dùng một số thuốc chống loạn thần sử dụng trịệu chứng tâm thần phân liệt. Nhưng riêng thuốc như Zypreexa không nên được sử dụng cho người bị Parkinson, do nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng loạn thần kinh của họ.
  • Sa sút trí tuệ.
  • Rối loạn chức năng cương dương.
  • Mồ hôi quá nhiều (hyperhidrosis).
  • Nuốt khó.
  • Chảy nước dãi quá mức.
  • Tiểu không tự chủ.
  • Táo bón.

3. CÁC NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH PARKINSON

  • Thuốc chứa tiền chất của dopamin, vào cơ thể thì thuốc sẽ chuyển hóa thành chất dẫn truyền thần kinh.
  • Các thuốc phổ biến: Madopar, Sinemet, Kinson, Stalevo, Duodopa.
  • Liệu pháp thay thế dopamine có thể gây ra các tác dụng phụ như: Buồn nôn, nôn, táo bón, hạ huyết áp tư thế. Sau khi sử dụng thời gian dài, levodopa có thể gây ảo giác và rối loạn vận động. Buồn nôn và nôn có thể tự biến mất, tác dụng phụ còn lại cần được điều trị bằng thuốc. Mặc dù levodopa có khả năng làm giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson nhưng theo thời gian, bệnh vẫn tiến triển và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Hiệu lực của thuốc sẽ kém dần sau vài năm và mất hẳn sau khoảng 10 năm sử dụng.
  • Thuốc kích thích tăng vận chuyển dopamin vào não.
  • Thuốc ức chế men (MAO, COMT) chuyển hóa dopamine.
  • Chất ức chế MAO-B giúp kéo dài tác dụng của levodopa. Chất ức chế MAO-B, phổ biến là selegilin (Eldepryl) và rasagiline (Azilect)
  • Selegilin được sử dụng chủ yếu để giảm run, nó hoạt động như một loại thuốc bảo vệ thần kinh và ngăn ngừa tổn thương các tế bào thần kinh. Rasagiline có tác dụng mạnh hơn nhưng chưa có bằng chứng về độ an toàn khi dùng thời gian dài.

4. THĂM KHÁM VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI VIGOR HEALTH

Nằm trong top 1 phòng khám đạt chuẩn chất lượng trong đợt kiểm tra năm 2023 của Sở Y Tế. Phòng khám đa khoa Vigor Health với 15 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc, thăm khám sức khỏe và chữa bệnh đã tạo được uy tín, sự tin tưởng đến khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Phòng khám đa khoa Vigor Health đem lại sự khác biệt với:

✔ Đội ngũ Bác sĩ giỏi, kinh nghiệm, từng làm việc tại nhiều bệnh viện lớn, hàm vị học vấn cao. Đem lại sự uy tín, chuẩn xác.

✔ Sở hữu 12 chuyên khoa và đa dạng dịch vụ khám sức khỏe, phục vụ nhu cầu của bệnh nhân.

✔ Cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc y khoa hiện đại, tân tiến.

✔ Quy trình khám khoa học và công tác chăm sóc, phục vụ bệnh nhân tận tình, chuyên nghiệp.

✔ Hồ sơ sức khỏe điện tử giúp bạn nhanh chóng xem được kết quả về tình trạng sức khoẻ.

✔ Có đầy đủ pháp lý và các chứng nhận, giấy phép từ Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh.

——————————–

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VIGOR HEALTH

Tel: +84 (028) 3911 5315 – (028) 3931 2889

Hotline: 1900 1856

Địa chỉ: 100-102-102A-104-106-108 Trương Định, P.9, Q.3, TP.HCM


Tin liên quan


VIÊM AMIDAN Ở TRẺ – CHA MẸ CẦN BIẾT GÌ VỀ BỆNH

Thứ Sáu, 06-09-2024


U MỠ LÀ GÌ VÀ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Thứ Ba, 27-08-2024


BỆNH TRĨ – CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ

Thứ Sáu, 23-08-2024


THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2/9/2024

Thứ Năm, 22-08-2024